Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là gì ?
- Là một hình thức để đánh giá chất lượng môi trường ngắn hạn tại các Cơ sở sản xuất kinh doanh và báo cáo về các cơ quan có thẩm quyền (Cụ thể là các Phòng Tài nguyên và Môi trường, các chi cục Bảo vệ môi trường), với mục tiêu là đánh giá lại toàn bộ hiện trạng môi trường của các cơ sở trong thời gian qua, thêm vào đó là cộng tác để thực hiện việc bảo vệ môi trường của cơ sở.
- Lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ chính là kết quả của quá trình giám sát môi trường.
Vậy tại sao chúng ta cần phải lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ ?
- Điều đầu tiên của việc lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là để theo dõi thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Cơ sở đến chất lượng môi trường.
- Định kỳ đo đạc, lấy các mẫu phân tích các thông số liên quan đến các tác động tiêu cực của môi trường xung quanh Cơ sở (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất).
Các căn cứ pháp lý quy định về việc lập báo cáo giám sát môi trường.
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 29/05/2015 quy định về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
-Thông tư 26 / 2015 / TT- BTNMT ngày 28/05/2015 Quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản;
- Thông tư 27/2015/TT- BTNMT thông tư về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
-Căn vào mục giám sát định kỳ của DTM, Đề án, Bản kế hoạch bảo vệ môi trường, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường đơn giản, Đề án bảo vệ môi trường chi tiết, giấy phép xả thải, giấy phép khai thác nước;
-Căn cứ vào các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, các thông tư hướng dẫn.
Đối tượng phải lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ
- Đối tượng phải lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (quan trắc môi trường): các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, cơ sở đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Điều 3, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) và Bản kế hoạch bảo vệ môi trường (theo Điều 24, Luật Bảo vệ môi trường 2014). Là các Cơ sở sản xuất lớn hoặc nhỏ, các Khách sạn, Nhà nghỉ, Nhà trọ (có từ 10 phòng trở lên), các Bệnh viện, Phòng khám, Trường học, các Nhà hàng không phân biệt quy mô lớn nhỏ, chung cư, tòa nhà, các công trình xây dựng, các khu công nghiệp, khu dân cư, trung tâm thương mại và Siêu thị.
Quy trình thực hiện lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ
- Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh, thu thập số liệu về hoạt động của Cơ sở, điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa chất, kinh tế - xã hội liên quan đến Dự án.
- Xác định nguồn gây ô nhiễm như khí thải, chất thải rắn, nước thải, các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của Cơ sở.
- Thực hiện việc lấy mẫu các chất thải, nước thải, mẫu không khí xung quanh tại các ống khói, hoặc khí thải tại nguồn nếu doanh nghiệp có sử dụng máy phát điện, các mẫu đất, mẫu nước ngầm sau đó đánh giá tác động môi trường. Đây là bước lâu nhất của việc lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
- Xây dựng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố.
- Đề xuất các phương án quản lý, dự phòng , xử lý khí thải, nước thải, phương án thu gom và xử lý các chất thải rắn.
- Cam kết khắc phục các nội dung chưa đạt, biện pháp và thời gian khắc phục; cam kết vận hành và thực hiện thường xuyên các biện pháp xử lý , giảm thiểu chất thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của môi trường; cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Trình nộp báo cáo lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để xem xét và giải quyết về Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (Sở Tài nguyên và Môi trường, các phòng Môi trường ở quận, huyện).